Rất nhiều gia đình hiện nay chọn làm mái nhà bê tông bởi mái nhà có thể ngăn kẻ trộm đột nhập. Bên cạnh đó, loại mái này còn có khả năng chống thấm, chống nóng, chống ồn, kín và giữ được cho khoảng áp mái luôn sạch sẽ. Mái nhà bê tông cũng kiên cố và vững chắc hơn khi gặp gió bão. Tuy nhiên theo các kỹ sư xây dựng, mái nhà bê tông lại có nhiều nhược điểm như kết cấu nặng, cần đầu tư xây dựng móng, cột và hệ dầm, thời gian thi công lâu, tính chất phức tạp. Đặc biệt, khí hậu Việt Nam thuộc nền khí hậu nhiệt đới, nắng mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao. Điều này sẽ khiến bê tông xảy ra hiện tượng co giãn. Đây là một trong các nguyên nhân chính khiến vỡ ngói, xuống cấp mái bê tông. Ưu điểm Dán ngói nhanh, gọn, sử dụng hồ hoặc vữa. Nhược điểm Hồ có thể bị vấy bẩn lên ngói trong quá trình dán. Về lâu dài, ngói cùng lớp hồ dễ bị nứt, dẫn đến hiện tượng thấm dột. Lớp hồ cũng có thể bị bong tróc, trượt khỏi mái. Lợp ngói Bên cạnh loại mái thông thường sử dụng dàn kèo, mái bê tông cũng có thể lợp ngói bằng cách dùng các thanh mè giả. Người thợ sẽ dùng hồ hoặc vữa để tạo thanh mè giả trên mái bê tông rồi lợp ngói lên thanh mè. Ưu điểm Chắc chắn, ngói không tiếp xúc trực tiếp với mái bê tông nên không chịu ảnh hưởng bởi sự co giãn của phần mái. Nhược điểm Nếu độ cao thấp của những thanh mè giả không bằng nhàu sẽ khiến ngói dễ bể vỡ khi bước đi hay có tác động lực trên mái. Một số lưu ý khi chọn ngói lợp nhà Nên chọn một đơn vị tư vấn thiết kế để có thể tham khảo ý kiến, cũng như nhờ họ hoàn thiện bản thiết kế. Nên chọn màu ngói phù hợp với bản mệnh gia chủ để an tâm và thoải mái hơn trong ngôi nhà mới. Nên tham khảo nhiều đơn vị cung ứng vật tư, tiến hành so sánh, đánh giá trước khi chọn một đơn vị cung ứng vật tư nào đó. Việc thi công phần mái rất quan trọng, nên lưu ý giám sát toàn bộ quá trình thi công, nhắc nhở thợ nhẹ tay để vận chuyển ngói không bị vỡ
[...]